In the Mood for Vintage

Mùa hoàng kim của thời trang Vintage đã trở lại. Cụm từ “Vintage” được xem là keyword của Thu Đông 2018 khi gọi tên những item đình đám một thời trở lại như khăn lụa “bà ngoại”, những bộ suit vải tweed truyền thống, các phụ kiện chất liệu da cá sấu hay những silhouettes đượm mùi thập niên 80. Tiếp tục trong năm 2019, phong trào này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tiếp tục càn quét gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tín đồ thời trang trên khắp thế giới.

Các fashion blogger hàng đầu thế giới đều là tín đồ của luxury vintage, trong đó không thể không kể đến Aimee Song, Chiara Ferragni, Julie Sarinana, Sara Escudero… Aimee Song từng chia sẻ không phải tất cả các món đồ luxury của cô đều là brand new, có không ít những chiếc túi là item 2nd hand và cô hoàn toàn happy với việc đó. Hay Chiara thi thoảng lại đăng lên insta tìm kiếm các seller nào đang sở hữu item Chanel vintage mà cô đang rất muốn sở hữu. Bộ đôi blogger bạn thân @sincerelyjules & @collagevintage đã từng có một chuyến du lịch đến Tokyo cùng nhau và khám phá thế giới luxury vintage tại thủ đô đắt đỏ này và đem về cho mình những chiếc túi Chanel vintage có một không hai.

LUXURY IS TIMELESS

Có thể bạn chưa biết?
“Luxury vintage” hiện đang nhen nhóm thống lĩnh thị trường thời trang thế giới. Giới mộ điệu có lẽ không thể không biết đến những cái tên như The RealReal, What Goes Around Comes Around & Vestiaire Collective, những “tay chơi” máu mặt trong lĩnh vực “luxury re-commerce”. Tuy nhiên, mặc cho sức hút ngày càng đi lên, thị trường béo bở này chỉ có thể tồn tại nếu cung cấp đúng loại sản phẩm mà người tiêu dùng thực sự muốn mua.

Làng thời trang Việt Nam cũng không ngoại lệ hưởng ứng “cơn bão” vintage một cách nồng nhiệt. Đặc biệt có thể nói không riêng gì các fashionista, stylist… mà các bạn trẻ cũng đang “điên cuồng” bước vào cuộc đua săn lùng luxury vintage, góp nhặt cho mình những item thời trang đình đám một thời của các nhà mốt danh tiếng. Như bao người yêu mến thời trang khác, tâm lý khao khát sở hữu những item luxury mang màu “timeless” ở một mức giá dễ chịu hơn hay việc có được item cực hiếm chỉ sản xuất với số lượng giới hạn trong tay mang đến một cảm giác thích thú cực đỉnh. Một vài instagram/facebook accounts đang bán những món đồ luxury vintage/normal vintage tại Việt Nam mà mình đang theo dõi, các bạn có thể tham khảo qua như:

  • Rebags: chuyên các túi xách vintage, lâu lâu bạn sẽ lượm lặt được vài mẫu túi luxury hoặc những chiếc túi vintage sở hữu form dáng siêu lạ made in Italy.
  • 2.abnormal: mình siêu thích trang sức vintage ở đây. Hầu hết là các món đồ 2nd hand từ Nhật. Và bạn sẽ tìm thấy cả một kho phụ kiện lấp lánh, khăn lụa vintage khi ghé thăm cửa hàng.
  • retros.boutique: một cửa hàng vintage xinh xắn đúng nghĩa với những món đồ đượm màu tgian. Và đôi khi mình lại may mắn đem về vài item “xịn sò” cực có gu, bổ sung nhấn nhá cho những bộ outfit của bản thân.
  • vintagebycohai: cô Hai bán đồ luxury vintage mà mình thấy giá khá ổn đặc biệt bạn sẽ kiếm được rất nhiều giày hi-end giá tốt ở đây.
  • clavicule.vintage: một account bán quần áo vintage đã được cô chủ lựa chọn kĩ lưỡng với tốc độ bốc hơi mặt hàng siêu nhanh. Mình cũng phải canh mãi mới có thể mua được một chiếc quần trouser Paris xịn sò với màu cực hiếm.
  • vintage.monogram: sở hữu những món đồ vintage từ các nhà mốt nổi tiếng như Fendi, Gucci, Burberry, Prada… với giá khá phải chăng và đặc biệt kiểu dáng rất trẻ trung, mang tính ứng dụng cao.
  • lusvintagecloset: lại là một account khác chuyên bán những chiếc túi luxury vintage trong tình trạng như mới.

Và cũng từ một lúc nào đó không hay, mình đã vô tình trở thành một người sưu tầm những món đồ vintage. Mọi thứ bắt đầu từ chiếc túi đen tuyền bằng da bò có xuất xứ từ Ý mà mình đã phải lòng nó từ cái nhìn đầu tiên. Chiếc túi có dáng hình xinh xắn như một em Kelly Hermes chính hiệu. Một item hoàn hảo cần thiết cho mọi bữa tiệc.

Bag: Rebag | Top: Lane JT | Hair Accessories: Annacoco

Dần theo thời gian, khi phong trào vintage nở rộ ở Việt Nam thì cũng đã có rất nhiều cửa hàng nhỏ xinh mọc lên, đem về những item phụ kiện xinh xắn. Điển hình là chiếc khăn lụa và những phụ kiện mạ vàng ‘made in Japan’ mà mình săn lùng được dưới đây.

Necklace & scarf: 2b.abnormal | Bag: Chanel | Watch: Cartier

Hoặc đôi khi tình cờ ghé thăm cửa hàng vintage yêu thích gần cty và bạn cảm thấy như “vớ được món hời” khi bắt gặp em blazer dành cho nam của một designer Nhật Bản được thiết kế rất chỉn chu trong từng đường kim mũi chỉ cùng chiếc mũ beret bằng da vừa vặn với mình. Such a real deal!

Blazer & hat: Retros Vintage

Và cuối cùng, với mình cảm giác tuyệt nhất vẫn là tìm thấy một item từ thương hiệu mình yêu thích với số lượng phiên bản được sản xuất ra cực hiếm. Mình đã từng ấp ủ về việc sở hữu một chiếc đồng hồ dây da nhỏ xinh xắn (vì cổ tay mình rất nhỏ) và tình cờ lại tìm thấy chiếc Cartier mặt số này (đa phần đều là mặt la mã và các kiểu khác) và mình đã không chần chừ để có được nó. Săn lùng các món đồ vintage đôi khi còn có thể được hiểu như là việc săn lùng những giá trị tinh tế theo dòng thời gian.

Có thể bạn CẦN biết:
* Ngành công nghiệp thời trang góp tới 10% lượng khí thải carbon trên toàn thế giới (trong khi đó hàng không chỉ chiếm 2% hạng mục nói trên).
* 95% lượng quần áo đều có thể được tái sử dụng.
* Lượng tiêu thụ quần áo đã tăng lên đến 400% trong suốt 20 năm qua.
* Tốc độ mỗi xe rác chứa quần áo được thêm vào bãi rác được tính theo bằng giây.

Nhưng đừng quá lo lắng, một hiệp ước thời trang mang tên “Fashion Pact” dự kiến sẽ sớm được trình bày với các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 tập trung xung quanh chủ đề bảo vệ môi trường được kí bởi 32 cái tên. Từ các thương hiệu nhà mốt danh giá như Chanel, Prada, Hermès đến những cái tên vàng trong làng thể thao như adidas, Nike cũng như các nhà bán lẻ fast-fashion như H&M Group và Inditex, công ty chủ quản của Zara cho biết sẽ cùng đồng hành thực hiện các thay đổi quá trình hoạt động nhằm góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực.

Một ví dụ khác bên cạnh đó, RealReal (thương hiệu luxury re-commerce mà mình nhắc ở trên) đã bù đắp lại bằng việc từ khi thành lập, thương hiệu đã góp phần tiết kiệm tới 329 triệu lít nước, 87 triệu dặm vận chuyển (tương đương với 3493 chuyến đi vòng quanh thế giới) từ việc kích cầu phục hồi và tái tạo các thiết kế thời trang, khuyển khích sử dụng các sản phẩm càng lâu càng tốt để tối đa hóa giá trị và chất lượng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc mua đi bán lại các món đồ 2nd hand hoặc tái sử dụng đồ vintage sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường.

Một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn hòa mình vào chiến dịch thời trang bền vững. ❤

Và cuối cùng là short film đầu tiên của Ruffcutdiamond, “In the Mood for Vintage” đã được ra mắt tại YouTube channel cùng tên. Mọi người cùng click xem và nếu thích hãy nhấn subscribe để theo dõi những vlog tiếp theo trong hành trình rong đuổi thời trang của Steph nhé!

Leave a comment